Kính ngữ Senpai và kōhai

Sự tôn trọng thứ tự trên dưới được biểu hiện trong ngữ pháp Nhật Bản. Một người mà muốn tôn trọng cấp trên lúc nói chuyện thì phải dùng kính ngữ (敬語, keigo), được chia thành ba loại:[13][12]

  • Tôn ngữ (尊敬語, Sonkeigo): Bày tỏ sự tôn trọng cấp trên hoặc người trong cuộc nói chuyện, đến cả hành động, đồ vật, đặc điểm và mọi người liên quan đến người này.[13]
  • Khiêm ngữ (謙譲語, Kenjōgo): Nếu tôn ngữ đề cao cấp trên để tỏ sự tôn trọng thì khiêm ngữ hạ bản thân người nói chuyện.[14]
  • Lễ ngữ (丁寧語, Teineigo): Khác với tôn ngữ và khiêm ngữ, lễ ngữ tôn kính chỉ người trước mặt chứ không phải người được đề cập. Động từ desu (“là”) và đuôi động từ -masu đều là lễ ngữ.[13]

Tôn ngữ và khiêm ngữ đều có các biểu thức (động từ, danh từ, và các tiền tố đặc biệt) riêng. Ví dụ: trong tiếng Nhật, động từ “làm” thông thường là suru, nhưng nếu dùng tôn ngữ thì là nasaru và nếu dùng khiêm ngữ thì là itasu.[15]

Một quy tắc khác trong quan hệ trên dưới là việc dùng các hậu tố kính ngữ. Senpai dùng hậu tố -kun sau tên hoặc họ của kōhai khi xưng hô kōhai, bất kể là nam hoặc nữ. Tương tự, kōhai dùng hậu tố -senpai hoặc -san lúc gọi senpai; hiếm có khi kōhai dùng hậu tố -sama để trỏ senpai, vì kính ngữ này biểu thị mức độ tôn trọng cao nhất cho người được đề cập.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Senpai và kōhai http://www.japanintercultural.com/en/news/default.... http://www.pacis-net.org/file/2005/112.pdf //www.worldcat.org/issn/0277-3066 https://books.google.com/books?id=2ePS2_IXtX0C&pg=... https://books.google.com/books?id=3C_BFE6YO6gC https://books.google.com/books?id=FgvGOHB15BwC https://books.google.com/books?id=GMKDs1cZB5kC https://books.google.com/books?id=TW7lHYwXhS4C&pg=... https://books.google.com/books?id=bNIDAAAAMBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=jtsDAAAAMBAJ&pg=...